Thành tích nhà trường

Đạt các quy định tại Điều 7, của Thông tư 59/2012

  1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường:
  2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng:

– Trường có 1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng, có hội đồng trường, có hội đồng thi đua khen thưởng, có hội đồng tự đánh giá, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

Ban giám hiệu nhà trường thực hiện việc chỉ đạo, quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ; Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức hoạt động có hiệu quả.

  1. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:

– Trường có Chi bộ Đảng với 18 đảng viên, tỉ lệ đảng viên đạt 56%  trong tổng số CB- GV- CNV, Chi bộ thực hiện chức năng lãnh đạo và tổ chức, sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.

– Trường có 1 tổ chức Công đoàn với 35 công đoàn viên, tổ chức và hoạt động theo đúng chức năng quy định.

– Chi Đoàn nhà trường gồm có 6 đoàn viên, tổ chức sinh hoạt theo đúng Điều lệ quy định.

– Liên Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường gồm có 6 Chi đội và 11 lớp nhi đồng, tổ chức và sinh hoạt theo đúng Điều lệ Đội quy định.

– Trường có Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của các lớp và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường, tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ Hội cha mẹ học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

  1. Trường có 5 tổ chuyên môn (Tổ chuyên môn khối 1 đến khối 5), bao gồm giáo viên và viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, đảm bảo số lượng, cơ cấu, đồng thời tổ chức và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học để thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Các tổ sinh hoạt chuyên môn định kì hai tuần một lần, nội dung sinh hoạt chuyên môn chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy và học và sinh hoạt chuyên đề, ngoài ra trường còn tổ chức cho các tổ tham gia sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cụm (các trường trong dự án SEQAP), trao đổi chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động, phong trào chuyên môn giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn.

Tổ  Văn phòng, gồm các viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác, đảm bảo số lượng, cơ cấu, đồng thời tổ chức và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường; Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định; Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Lưu trữ hồ sơ của trường. Sinh hoạt tổ định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

  1. Lớp học, học sinh, trường, điểm trường
  2. Lớp học: Toàn trường có 359 học sinh, được chia thành 17 lớp, trung bình mỗi lớp 21 học sinh. Được tổ chức học hai buổi trên ngày là 17/17 lớp đạt 100%. Công tác tổ chức theo lớp học đúng theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
  3. Trường có 2 điểm trường, điểm chính đóng trên địa bàn thôn 6, điểm lẻ đóng trên địa bàn thôn 4, thuận tiện cho học sinh các thôn, buôn đi học.
  4. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường
  5. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng về giáo dục và đào tạo; chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
  6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất kịp thời, đúng quy định như báo cáo tháng, báo cáo số lượng ,chất lượng học sinh, báo cáo thi đua khen thưởng, …
  7. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường:

Trong công tác quản lý nhà trường luôn thực hiện tốt dân chủ hóa như lập hòm thư góp ý , để lắng nghe ý kiến của cán bộ giáo viên , cha mẹ học sinh và đặc biệt là các em học sinh. Ban giám hiệu làm việc có kế hoạch và kế hoạch được xây dựng từ các tổ các đoàn thể và được đưa ra cuộc họp bàn bạc cụ thể trước khi thực hiện , hòa nhã thân thiện với mọi người lắng nghe ý kiến của cán bộ giáo viên , phụ huynh và học sinh , xử lý thông tin kịp thời  hợp tình hợp lý.

  1. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.
  2. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học:

– Hồ sơ nhà trường gồm có: Sổ đăng bộ; Sổ phổ cập giáo dục tiểu học; Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; Học bạ của học sinh; Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác; Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; Sổ khen thưởng, kỉ luật; Sổ quản lí tài sản, tài chính; Sổ quản lí các văn bản, công văn.

– Đối với giáo viên: Giáo án (bài soạn); Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp); Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

– Đối với tổ chuyên môn: Sổ nghị quyết và kế hoạch chuyên môn.

Trong công tác quản lý nhà trường, từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và đội ngũ nhà giáo của trường đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy, đáp ứng kịp thời và hiệu quả công việc được giao; Cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng thành thạo vi tính, khai thác có hiệu quả các kênh thông tin trên internet để phục vụ cho công tác quản lý và chuyên môn.

  1. Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
  2. Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

Nhà trường thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua (Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…bằng nhiều hình thức và thu hút được đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia.

  1. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất
  2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh:

– Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo; Thực hiện nghiêm túc báo cáo định kì và đột theo quy định.

– Hàng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, tháng, tuần đầy đủ, có phương hướng và biện pháp thực hiện.

– Phân công nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường bao gồm nhiệm vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;

– Có số liệu theo dõi đánh giá theo quy định về số lượng và chất lượng giáo dục học sinh trong từng năm học và trong 5 năm học liên tiếp;

– Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo về quản lý các lớp học ở điểm trường đảm bảo chất lượng giảng dạy;

– Có kế hoạch, thực hiện và phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho học sinh trước khi vào học lớp 1;

– Thống kê và theo dõi học sinh đang học tại trường và số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ngoài nhà trường, trong địa bàn xã, phường mà trường theo dõi phổ cập (chia theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn);

– Nhà trường tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, cuối năm học thực hiện việc kiểm kê, đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng. Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý tài sản, tài chính hiện hành; công khai các nguồn thu, chi hằng năm do hiệu trưởng quản lý;

– Có sổ liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.

  1. Thực hiện tuyển dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;
  2. Quản lý, sử dụng đúng quy định và hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
  3. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
  4. Thực hiện các quy định và xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học;
  5. Bảo đảm an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
  6. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng môn trường học tập lành mạnh, tất cả các học sinh đều được đối xử công bằng, không có hiện tượng phân biệt, kỳ thị.